THÔNG TIN CÔNG KHAI - Trường Cao Đẳng Nghề Hoa Sen

THÔNG TIN CÔNG KHAI

 1. Mục tiêu chương trình đào tạo, vị trí việc làm sau khi Tốt nghiệp; Hình thức đào tạo, kế hoạch đào tạo; kế hoạch tổ chức tuyển sinh; số lượng người nhập học hàng năm tính theo từng ngành nghề đào tạo; điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học.

     1.1 Mục tiêu chương trình đào tạo, vị trí việc làm sau khi Tốt nghiệp:

             1.1.1 Ngành Quản trị văn phòng (Thư ký Y khoa)

           –          Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề về quản trị văn phòng và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển                    kinh tế – xã hội của đất nước.

          Người học có khả năng tự nghiên cứu các vấn đề về quản trị văn phòng và tiếp tục học nâng cao trình độ, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

          Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Quản trị hành chính văn phòng:

          Chuyên viên hành chính quản trị văn phòng của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; Chuyên viên văn phòng của các tổ chức kinh tế; Thư kí văn phòng, thư kí giám đốc.

          Trong môi trường y tế như Thư ký Y khoa, Chuyên viên văn phòng, nhân viên hành chính, văn thư, lễ tân tại các Bệnh viện, Phòng khám, Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán y khoa.

1.1.2.      Ngành Thiết kế đồ họa

          Ngành, nghề Thiết kế Đồ họa trình độ trung cấp là nghề kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Dịch vụ khách hàng; Thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo và xuất bản; Biên tập, xử lý hình ảnh, video, âm thanh; Thiết kế sản phẩm đồ họa truyền thông đa phương tiện; Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 2D; Thiết kế đối tượng đồ họa Games, hoạt hình 3D.

1.1.3.      Ngành Công nghệ tông tin (Ứng dụng phần mềm)

          Ngành Công nghệ thông tin là nghề thực hiện: Bảo trì máy tính (Lập kế hoạch, triển khai sửa chữa bảo hành, bảo trì máy tính, bảo vệ dữ liệu, xử lý sự cố máy tính…); Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin (Quản lý, vận hành các hệ thống dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin), Quản trị hệ thống phần mềm (Quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu của phần mềm); Quản trị cơ sở dữ liệu (nhận, xử lý và trích lọc dữ liệu, kết xuất dữ liệu…); Dịch vụ khác hàng (Xử lý thông tin về ứng dụng, sản phẩm Công nghệ thông tin, cung cấp hỗ trợ phần cứng máy tính, phần mềm khi cần thiết); Lập trình ứng dụng (phần mềm ứng dụng, thiết kế web); Quản trị mạng máy tính (đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng). Công nghệ thông tin trình độ trung cấp đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Bảo trì máy tính; Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin; Quản trị hệ thống phần mềm; Quản trị cơ sở dữ liệu; Dịch vụ khách hàng; Lập trình ứng dụng; Quản trị mạng máy tính.

1.1.4.      Ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

          Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo trung cấp Quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

          Sau khi học xong nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, học viên có cơ hội thực hiện được công việc kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

1.1.5.      Ngành Kế toán doanh nghiệp

          Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo trung cấp Kế toán Doanh nghiệp; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

          Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhận các công việc kế toán ở vị trí kế toán viên, tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế; công tác tại các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, kho bạc nhà nước, các đơn vị hành chính công và các tổ chức kinh tế, xã hội thuộc các thành phần kinh tế hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện, các cơ quan nhà nước.

1.1.6.      Ngành Quản trị mạng máy tính

          Quản trị Mạng máy tính là ngành, nghề thực hiện các công việc cài đặt, hỗ trợ, quản lý mạng và hệ thống máy tính giúp thông tin luôn được lưu thông; thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng, duy trì phần cứng và phần mềm mạng, khắc phục sự cố mạng và đảm bảo an ninh mạng, tính khả dụng và các tiêu chuẩn hiệu suất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Phân tích và thiết kế hệ thống mạng; Lắp đặt, cấu hình hệ thống mạng; Triển khai dịch vụ mạng và quản trị đối tượng sử dụng mạng; Quản trị hệ thống phần mềm; Bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng; Quản trị mạng máy tính; Giám sát hệ thống mạng.

1.1.7.       Ngành Quản trị nhà hàng

           Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt;

–      Quản trị nhà hàng là ngành, nghề chuyên phục vụ, điều hành nhóm phục vụ tại các nhà hàng và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, resort cao cấp và các cơ sở kinh doanh ăn uống, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Phục vụ bàn; Pha chế và phục vụ thức uống; Thu ngân; Tiếp tân nhà hàng; Điều hành nhóm phục vụ. Tại các nhà hàng độc lập hoặc nhà hàng khách sạn từ 1 đến 5 sạo: Điều hành nhóm Bar; Điều hành nhóm tiệc; Quản lý nhà hàng…

1.1.8.       Ngành Quản trị khách sạn

          Ngành Quản trị Khách sạn là ngành, nghề quản lý trực tiếp, hàng ngày các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch trong khách sạn như: buồng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn, kế toán, kinh doanh – tiếp thị, nhân sự, an ninh, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Lễ tân; Buồng; Nhà hàng; Kinh doanh – tiếp thị; Phụ bar; Phụ bếp; An ninh; Quản lý lễ tân; Quản lý buồng;

1.1.9.       Ngành Tiếng Anh

          Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức về sử dụng Tiếng Anh trong thương mại, du lịch, nhà hàng- khách sạn, thư ký văn phòng, nghiệp vụ bán hàng. Luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc viết… Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh. Tiếng Anh là ngành, nghề đào tạo nhân lực sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết trong Tiếng Anh gắn với công việc hành chính – văn phòng, biên dịch, học vụ tại các cơ sở đào tạo Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

                Sau khi tốt nghiệp, Sinh viên ngành tiếng Anh làm việc tại các vị trí sau: Hành chính văn phòng có sử dụng tiếng Anh; Học vụ trong cơ sở đào tạo tiếng Anh; Biên dịch…

1.2.            Hình thức đào tạo

          Cao đẳng chính quy: Đào tạo tập trung tại trường, dành cho người đã tốt nghiệp THPT và tương đương.

          Trung cấp chính quy: Dành cho học sinh tốt nghiệp THCS, học trực tiếp tại trường hoặc liên kết đào tạo nghề tại các đơn vị.

          Liên thông đại học: Từ cao đẳng lên đại học với các trường Đại học uy tín như ĐH Hoa Sen, ĐH Gia Định, ĐH Hồng Bàng, ĐH Công nghệ Miền Đông…

          Đào tạo doanh nghiệp: Chương trình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, bao gồm thực tập hưởng lương tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như: Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Canada, Hàn Quốc…

1.3.            Kế hoạch đào tạo

          Thời gian đào tạo: Từ 1.5 đến 3 năm, tùy ngành/chuyên ngành và hình thức đào tạo.

           Cấu trúc chương trình:

+ Kiến thức đại cương: 15 20%

+ Kiến thức cơ sở ngành: 30 35%

+ Kiến thức chuyên ngành: 35 45%

+ Thực hành, thực tập, đồ án: 30 40%

+ Đặc biệt: Thực hành chiếm hơn 70% thời lượng đào tạo, người học được thực tập tại doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

1.4.            Kế hoạch tổ chức tuyển sinh

          Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ dựa trên kết quả tốt nghiệp THCS, THPT hoặc học bạ.

          Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT.

          Thời gian tuyển sinh: Tuyển sinh hàng năm, tập trung vào các đợt tháng 6–8 và tháng 10–12.

          Kênh tuyển sinh: Đăng ký trực tiếp tại trường hoặc qua website, fanpage chính thức của trường.

1.5.            Số lượng người nhập học hàng năm tính theo từng ngành nghề đào tạo

          Ngành Quản trị văn phòng (Thư ký Y khoa): 228

          Ngành Thiết kế đồ họa: 157

          Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm): 94

          Ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ: 33

          Ngành Kế toán doanh nghiệp: 0

          Ngành Quản trị nhà hàng: 01

          Ngành Quản trị khách sạn: 0

          Ngành Tiếng Anh: 17

 

1.6.            Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học

          Cơ sở vật chất: Phòng học lý thuyết và thực hành đạt chuẩn, phòng máy tính, phòng sinh hoạt đa chức năng, phòng nghỉ sinh viên và trung tâm công nghệ AI được đầu tư, trang bị hiện đại

           Đội ngũ giảng viên: Trên 50% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên; có kinh nghiệm thực tiễn và được tập huấn định kỳ.

          Chương trình đào tạo: Cập nhật định kỳ, gắn với nhu cầu thị trường lao động và chuẩn đầu ra.

          Đánh giá và kiểm định: Thực hiện đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra, tham gia kiểm định chất lượng cơ sở và chương trình đào tạo.

2.      Mức học phí và miễn, giảm học phí, học bổng, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học

          Lệ phí nhập học: 500,000 VNĐ/ Thí sinh

          Học phí: 500,000 VNĐ/tín chỉ

          Học bổng 100% học phí cho các em học sinh có giải thưởng trong các hội thi tay nghề cấp thành phố

3.      Hệ thống văn bằng chứng chỉ của trường; danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hàng năm; tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm

3.1.            Hệ thống văn bằng chứng chỉ

          Văn bằng chính thức: Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân thực hành/kỹ sư thực hành (đối với trình độ cao đẳng) và Trung cấp chính quy (đối với trình độ Trung cấp) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

3.2.          Danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ-  

Danh sách HV-HSSV đủ điều kiện Tốt nghiệp đợt 1 năm học 2024 -2025

          3.2. Tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm

         – Trước khi tốt nghiệp: Khoảng 85% sinh viên đã có việc làm, nhờ vào các chương trình thực tập, dự án thực tế và kết nối với doanh nghiệp.

         – Trên 95% sinh viên có việc làm, với một số ngành đạt tỷ lệ 100%, như Công nghệ thông tin và Quản trị văn phòng (Thư ký Y khoa).

4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các biện pháp giám sát, kiểm tra chất lượng đào tạo

           – Thực hành chiếm hơn 70% lộ trình học: Trường chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp với thời lượng thực hành chiếm hơn 70% lộ trình học, giúp sinh viên nâng cao năng lực khi ra trường.

            – Hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước: Trường ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên, đồng thời nhận phản hồi từ doanh nghiệp để cải tiến chương trình đào tạo.

          – Đánh giá và cải tiến liên tục: Chương trình đào tạo được phát triển theo chu trình cải tiến liên tục, với hệ thống thi cử và đánh giá minh bạch, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập.

5. Cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật, các quy chế, quy định nội bộ của trường

     5.1. Cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật: ThS Đồng Văn Cường – Hiệu trưởng

          5.2. Các quy chế, quy định nội bộ của trường

                                (File Đính kèm)

6. Thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo; Các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận; công khai văn bằng chứng chỉ cấp cho người học

         6.1. Công khai thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo

         6.2. Công khai các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành nghề đào tạo

        – Cơ sở vật chất

        + Phòng học lý thuyết: Được trang bị đầy đủ thiết bị như máy chiếu, bảng tương tác và hệ thống âm thanh, đảm bảo môi trường học tập hiệu quả.

        + Phòng thực hành: Trang bị các thiết bị chuyên dụng phù hợp với từng ngành học, như máy tính, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị y tế, thiết bị nhà hàng – khách sạn…

        + Phòng sinh hoạt đa chức năng: Đảm bảo môi trường sống lành mạnh và thuận tiện cho sinh viên.

        – Đội ngũ giảng viên

        + Giảng viên chuyên môn cao: Được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

        + Giảng viên thỉnh giảng: Là chuyên gia từ các doanh nghiệp, mang đến kiến thức thực tiễn và cập nhật xu hướng ngành nghề.

        – Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

        + Chương trình đào tạo: Được xây dựng theo chuẩn quốc tế, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

        + Phương pháp giảng dạy: Sử dụng các phương pháp hiện đại như học qua dự án, mô phỏng thực tế, kết hợp học trực tuyến và trực tiếp.

        – Hợp tác doanh nghiệp và thực tập

        + Mạng lưới đối tác doanh nghiệp: Hoa Sen College hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên.

        + Chương trình thực tập: Sinh viên được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và khả năng làm việc thực tế.

        – Đánh giá và cải tiến chất lượng

        + Hệ thống đánh giá: Sử dụng các công cụ đánh giá đa dạng như bài kiểm tra, bài tập nhóm, thuyết trình và phản hồi từ doanh nghiệp.

        + Cải tiến liên tục: Dựa trên kết quả đánh giá, Hoa Sen College thường xuyên cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu thực tế.

         6.3. Công khai văn bằng chứng chỉ cấp cho người học