Những ngành học được doanh nghiệp “rộng cửa” chào đón - Trường Cao Đẳng Nghề Hoa Sen

Những ngành học được doanh nghiệp “rộng cửa” chào đón

Chính sách phát triển nhân lực bắt kịp nhu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay luôn là bài toán được chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm và dành nhiều nguồn ngân sách để đầu tư. Được biết rong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo. Có thể nói đây là những nhóm ngành được hưởng nhiều lợi thế từ chính sách nhà nước bên cạnh các nhóm ngành chủ lực, mang tầm quan trọng nhất định trong chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, bao gồm:

  1. Ngành công nghệ thông tin

Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành này chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Điều này đặt ra một câu hỏi về chất lượng đào tạo ngành học mũi nhọn này tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Nhu cầu tuyển dụng cho ngành nghề này là có, bằng chính là trong giai đoạn 2013 – 2015, ngành CNTT ở TP.HCM cần khoảng 23.000 – 25.000 người lao động mỗi năm; và trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Vậy tại sao sinh viên CNTT ra trường lại không được tuyển dụng hoặc dễ dàng bị đào thải. Câu trả lời nằm ở các yếu tố: Chất lượng sinh viên CNTT còn yếu về kỹ năng chuyên môn, không bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp… Ngoài ra, sinh viên ngành CNTT dễ bỏ nghề khi mức lương trung bình của một kỹ sư CNTT mới ra trường hiện nay thấp nhất vào mức 5 triệu đồng. Những lý do trên đã đặt ra yêu cầu mới cho việc đào tạo và tuyển dụng, cụ thể là rất cần sự bắt tay giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tạo ra lực lượng lao động lành nghề, nắm vững yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

  1. Ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt  trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Chưa bao giờ kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Nếu bạn thích sự năng động, hãy lựa chọn quản trị kinh doanh.

  1. Ngành Marketing

Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm là hết sức cần thiết. Không những vậy xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2020, ngành Marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành Marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

  1. Ngành du lịch, quản lý khách sạn

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội. Theo số liệu Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 9.448.331 lượt khách, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2016.. Những con số trên cho thấy ngành Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển cùng với những địa điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ngành này tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025 với tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm là 8%; số chỗ làm việc là 21600 người/năm. Ngành du lịch, quản lý khách sạn sẽ giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội cọ xát, gặp gỡ với nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

  1. Ngành điện – cơ khí

Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam – một quốc gia thuần nông cũng như nhiều nước trong khu vực phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Điện và cơ khí đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm của đời sống xã hội và nó nhu cầu cần thiết không thể thiếu. Những sản phẩm về điện hay những sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều. Nhiều công ty cơ khí đang thiếu nguồn nhân lực đặc biệt là yêu cầu về ngành này cũng không cao. Cụ thể tại TP.HCM hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí, với tổng số lao động đang làm việc khoảng 57.000 lao động. Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ khí đến năm 2020 là khoảng 8.100. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Ngay từ giảng đường đại học, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động. Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Bạn cũng có thể học Trung cấp hay Cao đẳng chứ không nhất thiết phải theo học bậc Đại học.

Bài viết liên quan

Chuyên mục